Lạ lẫm với 4 công dụng của cây xương rồng mà ít người biết

Xương rồng vốn dĩ quen thuộc với vai trò là một loại cây cảnh được ưa chuộng bởi vẻ đẹp độc đáo của nó. Đa phần, mọi người đều biết ý nghĩa cây xương rồng trong cuộc sống hay tình cảm mà không phải ai cũng biết rằng nó còn là cây cảnh phong thủy và thậm chí có tác dụng trong việc chữa bệnh.

xương rồng được ưa chuộng chọn làm cây cảnh trang trí
Xương rồng được ưa chuộng chọn làm cây cảnh trang trí khá phổ biến

Là một loài https://sendalongphung.com/xuong-rong-va-cay-mong-nuoc-khac/xương rồng cảnh đẹp có nhiều chủng loại khác nhau, phát triển nhiều dạng như thành cây lớn, thành bụi, thành vùng phủ sát mặt đất hoặc cây đơn lẻ. Lá xương rồng hầu hết đều tiêu biến thành gai nhọn để hạn chế sự thoát nước. Vì vậy, cây có thể sống trong môi trường khắc nghiệt khô nóng.

xương rồng trong thiên thiên có sức sống vô cùng mạnh mẽ
Xương rồng trong thiên thiên có sức sống vô cùng mạnh mẽ

Xương rồng có hoa nhưng chúng ta không thường xuyên nhìn thấy chúng ra hoa. Hoa xương rồng cũng đa dạng về màu sắc và hình dáng tùy theo chủng loại cây. Xương rồng có tuổi thọ trung bình lên tới 300 năm nhưng cũng có một số loại lại ngắn ngủn chỉ khoảng vài chục năm.

hoa xương rồng mang vẻ đẹp vô cùng rực rỡ
Hoa xương rồng mang vẻ đẹp vô cùng rực rỡ

Tác dụng của cây xương rồng trong phong thuỷ

Trước nay, nhiều người yêu thích cây xương rồng thường xem chúng là cây cảnh trong nhà hay cây cảnh để bàn xinh xắn giống như sen đá. Thế nhưng, những chậu xương rồng cảnh nhỏ xinh còn có ý nghĩa nhất định trong phong thủy mà người trồng thường bỏ qua. Tác dụng của cây xương rồng trong phong thủy là canh gác cho ngôi nhà của bạn, các gai nhọn chĩa ra chống lại những luồng âm khí từ phía ngoài muốn xâm nhập.

xương rồng phong thuỷ bảo vệ gia chủ khỏi những điều xấu
Xương rồng phong thuỷ bảo vệ gia chủ khỏi những điều xấu

Cũng chính vì vậy, bạn không nên đặt cây xương rồng trong nhà vì những gai nhọn đầy sát khí đó sẽ khiến gia chủ dễ gặp xui xẻo, sức khỏe suy giảm, tài sản thiệt hại. Còn nếu đặt nó trên bàn làm việc lại gây ảnh hưởng tới đường công danh sự nghiệp, dễ gặp mâu thuẫn trong các mối quan hệ nơi làm việc.

Vì vậy, cây xương rồng chỉ nên đặt ở những nơi có luồng khí xấu để bảo vệ nhà bạn như ban công, cửa sổ, trong vườn hay cổng nhà, hàng rào.

Chữa bệnh – công dụng ít người biết của cây xương rồng

Thường thì chúng ta chỉ biết cây xương rồng với vai trò là cây cảnh hay hàng rào, nhiều người hẳn sẽ ngạc nhiên với công dụng chữa bệnh của nó. Mỗi bộ phận của loại cây gai góc này đều ẩn chứa những hoạt chất đặc biệt có lợi:

  • Thân của cây xương rồng chứa các hoạt tính hóa học như triterpenoid: taraxerol, taraxerone, friedelan-3a-ol, friedelan-3b-ol, epifriedelanol, các acid citric, tartaric và fumaric.
  • Trong nhựa cây xương rồng có chứa euphorbol, euphol, b-amyrin. cycloartenol.
  • Rễ thì chứa taraxerol.
Xương rồng ẩn chứa nhiều hoạt chất giúp chữa bệnh hiệu quả

Xương rồng dùng để chữa bệnh rất phổ biến trên thế giới

  • Trong y học dân gian, cây xương rồng có vị đắng, tính hàn. Tuy tác dụng của cây xương rồng là chữa bệnh nhưng thân xương rồng vẫn có chất độc nếu không biết sử dụng. Công dụng của cây xương rồng trong dân gian là sát trùng, tiêu thũng, thông tiện. Lá của nó giúp thanh nhiệt, giải độc. Còn tác dụng của nhựa cây xương rồng là chống ngứa hay chữa đau bụng. Quả của cây còn có thể làm thuốc trị bệnh ho gà.
  • Ở một số nước như Ấn Độ, họ nghiền nát cây xương rồng tươi rồi đắp vào chỗ mụn nhọt để giảm sưng đau.
  • Ở Mexico, người ta lại dùng xương rồng để trị bệnh tiểu đường, hen suyễn, huyết áp và một số bệnh tiêu hóa và tăng nhãn áp.
  • Tại vùng Nam Âu, Bắc Phi, Nam Mỹ… quả của một số loại xương rồng có thể ăn được với vị ngon ngọt, giải khát.
  • Đặc biệt, dung dịch từ thân cây xương rồng có chứa thành phần kháng sinh. Vì vậy, nó có thể dùng để chữa các bệnh như mụn cóc, thấp khớp, bệnh ngoài da.

Gợi ý những bài thuốc chữa bệnh với cây xương rồng

  • Bài thuốc trị gai cột sống bằng xương rồng: cây xương rồng bẹ mang rửa sạch và ngâm nước muối để khử tạp chất. Sau đó, nướng bẹ này đều 2 mặt trong khoảng 5 phút. Dùng khăn cuốn nó lại rồi đắp lên vùng lưng bị gai cột sống và đau nhức khoảng 10 phút rồi thay bẹ khác. Với công dụng là hút máu bầm và tăng tuần hoàn máu, xương rồng sẽ làm thuyên giảm đi bệnh đau lưng.
cây xương rồng chữa bệnh đau lưng vô cùng hiệu quả
Cây xương rồng chữa bệnh đau lưng vô cùng hiệu quả
  • Chữa sốt, tiêu đờm: quả của cây xương rồng ép lấy nước, pha thêm mật ong và chia ra uống nhiều lần trong ngày. Vì xương rồng có tính mát, có khả năng giải nhiệt nên nước uống có thể hạ sốt khá hiệu quả.
nước ép xương rồng cũng giúp chữa nhiều bệnh
Nước ép xương rồng cũng giúp chữa nhiều bệnh
  • Chữa mụn nhọt: Bạn lấy cành xương rồng bổ làm đôi, hơ trên lửa cho nóng sau đó áp miếng xương rồng đã hơ nóng vào mụn nhọt đang sưng đau.
  • Tiêu độc trong mụn, giảm sưng đau khó chịu: giã nát xương rồng đã cạo sạch gai với lá ớt, lá mồng tơi sau đó đắp lên vết mụn sẽ giúp hút mủ trong mụn, giảm đau nhức rất tốt.
  • Giúp hạ đường huyết: dùng 500g lá xương rồng nấu sôi, chia ra uống 2 – 3 lần trong ngày. Uống cho đến khi lượng đường trong máu bình ổn lại.
  • Chữa đau răng: cành xương rồng cạo bỏ gai, sau đó đem nướng đến khi miếng xương rồng nóng mềm rồi giã nát. Nhặt bỏ xơ và thêm ít muối vào trộn đều. Cuối cùng lấy xương rồng giã đắp vào chỗ răng đau và ngậm.

Tuy nhiên, không phải loài xương rồng nào cũng có công dụng làm thuốc chữa bệnh. Vì vậy, cần phải tìm hiểu rõ để lựa chọn đúng loại và sử dụng chúng đúng cách.

Hạn chế tác hại tia tử ngoại

Một công dụng của cây xương rồng nữa mà bạn nên biết đó là nó làm giảm tác hại của tia tử ngoại phát ra từ thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính… Chúng hấp thu một phần các tia này nên nó cũng thường được đặt gần các thiết bị điện tử.

chậu xương rồng nhỏ bé nhưng có thể hút được tia điện tử gây hại
Chậu xương rồng nhỏ bé nhưng có thể hút được tia điện tử gây hại

Cây xương rồng làm thực phẩm

Ngoài công dụng chữa bệnh của cây xương rồng, còn có một công dụng khác khiến bạn ngạc nhiên về loài cây đầy gai nhọn này. Đó là cây xương rồng có thể làm thực phẩm.

Tại các quốc gia châu Mỹ hay ở Mexico, người ta chế biến xương rồng như một món rau bình thường, chủ yếu là xương rồng nopal (xương rồng tai thỏ). Có thể dùng nó làm salad, làm gỏi hay món xương rồng xào ớt, thậm chí là sinh tố xương rồng… Nhưng không phải loài nào cũng có thể ăn được. Xương rồng làm thực phẩm chủ yếu là thuộc họ Opunitia – thân mỏng dẹt hình elip.

Xương rồng được sử dụng rất phổ biến như một loại rau tại Mexico

Qua bài chia sẻ về công dụng của cây xương rồng trên đây, hy vọng bạn sẽ hiểu thêm về loài thực vật thú vị này và đồng thời tự tay trồng và chăm sóc một chậu xương rồng của riêng mình.

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *