Cây ngọc ngân phong thủy – loài cây may mắn hợp với hầu hết các mệnh

Là biểu tượng cho tình yêu, cây ngọc ngân được ưa chuộng dùng làm quà tặng cho người thân yêu. Nó còn mang sự may mắn đến cho gia chủ.

Đặc điểm thú vị về cây ngọc ngân

Tên khoa học của cây ngọc ngân là Dieffenbachia picta, họ thực vật Araceae (Ráy). Vẻ ngoài của cây nổi bật vì sự tương phản trong màu sắc của lá cây. Lá hình bầu dục, thuôn nhọn về đuôi, mọc thành từng bẹ so le nhau ôm lấy gốc cây. Giữa lá là màu trắng, viền lá là màu xanh thẫm, có sự xen kẽ hai màu với nhau, thoạt nhìn sẽ thấy loang lổ như vẩy sơn trắng vào vậy. Cây là loài thân thảo, thân nó dày, lá mềm, rễ chùm và mọc thành từng bụi.

Cây ngọc ngân phong thủy – loài cây may mắn hợp với hầu hết các mệnh

Cây có thể được trồng trong đất hoặc trong nước. Vì vậy, còn có cây ngọc ngân thủy sinh cũng được ưa chuộng dùng làm cây nội thất. Loài cây này ưa ẩm và ánh sáng nhẹ nên thường được trưng bày trong nhà hay văn phòng.

Ngọc ngân thủy sinh phô bày được bộ trễ khỏe khoắn đẹp mắt

Ngọc ngân thủy sinh phô bày được bộ trễ khỏe khoắn đẹp mắt

Dù là loại cây cảnh đẹp và hữu ích nhưng nó cũng có khuyết điểm nhất định đó là cây ngọc ngân có độc. Như một cơ chế để bảo vệ mình, cây có chứa độc tố gây ngộ độc cho các động vật ăn cỏ. Tuy nhiên, độc tố đó không đủ mạnh để làm hại con người nên bạn không cần lo lắng. Hãy giữ trẻ em và các thú nuôi trong nhà như chó, mèo…tránh xa cây ngọc ngân để tránh ăn phải lá cây.

Hãy đặt cây ở nơi an toàn và tránh xa tầm tay trẻ em

Hãy đặt cây ở nơi an toàn và tránh xa tầm tay trẻ em

Tác dụng và ý nghĩa của cây ngọc ngân

Tác dụng chung và trước hết của tất cả các loại cây cảnh chính là để trưng bày, làm đẹp không gian sống, mang tính thẩm mỹ cao. Cây ngọc ngân có thể trang trí nội thất nhà ở, làm cây xanh văn phòng, nhà hàng, quán cafe… Cây ngọc ngân để bàn rất được ưa chuộng vì kích cỡ phù hợp, đẹp và có những ý nghĩa nhất định.

Cây ngọc ngân để trang trí trên bàn rất là tươi mát nhé

Cây ngọc ngân để trang trí trên bàn rất là tươi mát nhé

Ngoài tác dụng trang trí, ngọc ngân cũng là một loại cây cảnh hút khí độc. Nó có khả năng lọc bỏ các khí độc có trong môi trường xung quanh cho không gian của bạn trong sạch hơn, tốt cho sức khỏe hệ hô hấp của con người.

Công dụng vô cùng tuyệt vời mà cây cảnh mang lại cho con người là lọc không khí

Công dụng vô cùng tuyệt vời mà cây cảnh mang lại cho con người là lọc không khí

Ngọc ngân có ý nghĩa biểu tượng cho tình yêu. Vậy nên, nó còn được dùng làm quà tặng cho người yêu thương với mong muốn bày tỏ tình cảm và hy vọng sự gắn bó lâu bền của mối quan hệ đó.

ngọc ngân làm quà tặng
Chậu cây xinh xắn dùng làm quà tặng thì còn gì ý nghĩa hơn

Cây ngọc ngân phong thủy còn có ý nghĩa mang lại sự may mắn, thịnh vượng cho gia chủ, chiêu tài rước lộc vào nhà. Và ngọc ngân là 1 trong số những loại cây cảnh hợp với hầu hết các mệnh trong ngũ hành tương sinh, nhưng đặc biệt là cây này hợp nhất với gia chủ mệnh Kim.

Gia chủ mệnh Kim ơi còn chần chờ gì mà không rước em về với ^^

Gia chủ mệnh Kim ơi còn chần chờ gì mà không rước em về với ^^

Vị trí tốt trồng cây ngọc ngân

Với kích thước vừa phải, ngọc ngân phù hợp khi đặt trên bàn làm việc, trong phòng khách, bàn họp, nhà hàng, quán cafe, thậm chí là phòng ngủ.

Hãy đặt ngọc ngân gần cửa sổ để em nó được đón những tia nắng nhẹ giúp cây thêm lung linh nhé

Hãy đặt ngọc ngân gần cửa sổ để em nó được đón những tia nắng nhẹ giúp cây thêm lung linh nhé

Cây ngọc ngân thủy sinh được ưa chuộng nhiều. Bởi cây thủy sinh trong nước lộ ra bộ rễ nhìn rất thú vị và nghệ thuật. Ngọc ngân giúp những người làm việc căng thẳng sẽ thoải mái hơn, thư giãn hơn.

Ngọc ngân thủy sinh sở hữu bộ rễ hoành tráng chưa nào?

Ngọc ngân thủy sinh sở hữu bộ rễ hoành tráng chưa nào?

Ngoài ra, ngọc ngân trồng trong nhà còn giúp không gian trong nhà trông sang trọng hơn.

Chăm sóc cây ngọc ngân

Cây có thể sống trong môi trường thiếu sáng, điều hòa nên nó dễ sống trong nhà. Chăm sóc cây ngọc ngân không quá khó nhưng bạn vẫn nên lưu ý một số điểm sau:

Về ánh sáng

Cây ưa bóng nên trồng tốt trong môi trường văn phòng hay nhà ở. Tuy nhiên, loài cây nào thì cũng cần ít nhiều ánh sáng để sống và phát triển. Vậy nên, bạn hãy đặt cây ở nơi có ánh sáng nhẹ như cửa sổ, giếng trời trong nhà, cửa kính để nhận ánh sáng chiếu khoảng 2 – 3 giờ mỗi ngày.

Ngọc ngân thật rực rỡ dưới ánh nắng

Ngọc ngân thật rực rỡ dưới ánh nắng

Về độ ẩm

Cây ngọc ngân thích hợp với độ ẩm trung bình, khoảng 70%.

Về nhiệt độ

Cây ưa mát, thích hợp với nhiệt độ khoảng 20 – 30 độ C. Nếu nắng nóng quá cây sẽ bị vàng lá, lạnh quá dưới 12 độ C thì lá bị rụng và lâu dài có thể chết. Dưới 5 độ C thì cây sẽ chết.

Về đất trồng

Nên trồng cây trong đất tơi xốp và thông thoáng. Trong hỗn hợp đất trồng có thể trộn tro, trấu, xơ dừa hay mùn.

Bạn có thể tự trộn hỗn hợp đất trồng với tỉ lệ như sau: 5 đất thịt : 3 vỏ trấu hun : 2 xỉ than đập vụn. Có thể thêm phân bón 20-10-10 để cho đất đủ dinh dưỡng. Đất trồng nên có tính axit nhẹ, độ pH 5-6,5.

Về lượng nước

Ngọc ngân có nhu cầu nước khá cao. Tuy nhiên, nếu trồng chúng trong nhà thì độ ẩm sẽ cao nên cần chú ý lượng nước để tránh bị thừa gây úng rễ. Mùa hè, mỗi tuần tưới 2 lần nếu cây ở trong nhà và 3 lần/ tuần nếu cây ở ngoài trời.

Mùa đông thì chỉ nên tưới 1-2 lần mỗi tuần, khi thấy mặt đất khô se lại.

Đối với cây ngọc ngân thủy sinh, bạn cần thay nước thường xuyên để đảm bảo nước sạch và không bị cạn. Thỉnh thoảng, hãy cho thêm nửa viên thuốc B1 vào trong bình nước hoặc nhỏ 2-3 giọt dung dịch thủy sinh để cây đủ chất. Nước đục và có mùi thì cần thay nước luôn và nếu rễ nào thối thì cắt bỏ ngay.

thay nước cho chậu ngọc ngân thủy sinh mỗi tuần
Nên lưu ý thay nước cho chậu ngọc ngân thủy sinh mỗi tuần 1 lần

Nhân giống cây ngọc ngân

Cách nhân giống ngọc ngân tối ưu nhất là tách nhánh con ra và trồng sang chậu mới. Lưu ý không cắt nhánh quá non, nhánh ít nhất phải có khoảng 3 lá. Dù trồng trong môi trường đất hoặc nước thì rễ cây cũng sẽ phát triển nhanh, nhưng nên lưu ý đảm bảo điều kiện đất, nước và ánh sáng phù hợp.

Cây ngọc ngân là một trong những loại cây nội thất được ưa chuộng nhiều. Không chỉ có cây ngọc ngân trắng mà còn có cây ngọc ngân hồng và cây ngọc ngân đỏ. Hãy chọn cho mình một chậu ngọc ngân thật đẹp để trưng bày trong không gian của mình nhé!

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *