Cây xanh được ví như lá phổi của Trái Đất và chúng không chỉ góp mặt ở những cánh rừng, ngoài đường phố hay công viên, mà cũng rất cần có trong nhà và văn phòng làm việc của chúng ta. Tuy nhiên, không phải loại cây nào cũng phù hợp. Hãy cùng sendalongphung.com tìm hiểu những loại cây cảnh nội thất thích hợp đặt trong không gian văn phòng hay ngôi nhà của bạn nhé!
Mục lục
- 1 Cây nội thất thanh lọc không khí
- 2 Giúp tăng khả năng sáng tạo
- 3 Chọn cây cảnh nội thất như thế nào là thích hợp?
- 4 Gợi ý trang trí cây nội thất trong nhà phù hợp theo từng vị trí
- 5 Mách bạn những loại cây nội thất đẹp không thể bỏ qua
- 5.1 1/ Cây lưỡi hổ
- 5.2 2/ Cây lan ý
- 5.3 3/ Cây kim tiền
- 5.4 4/ Cây thường xuân
- 5.5 5/ Cây mẫu tử
- 5.6 6/ Cây thiết mộc lan
- 5.7 7/ Cây sen đá
- 5.8 8/ Cây dương xỉ
- 5.9 9/ Cây cọ cảnh
- 5.10 10/ Cây lô hội
- 5.11 11/ Cây ngũ gia bì
- 5.12 12/ Cây chuối rẻ quạt
- 5.13 13/ Cây vạn lộc
- 5.14 14/ Cây tùng thơm
- 5.15 15/ Cây trúc nhật
Cây nội thất thanh lọc không khí
Bạn nghĩ rằng chỉ có môi trường ngoài đường phố mới có nhiều khói bụi và chất độc hại còn trong nhà thì không? Hoàn toàn không đúng nhé.
Trong nhà hay văn phòng của bạn luôn luôn tồn tại không chỉ là bụi bẩn mà còn lẫn trong không khí là các chất độc hại thải ra từ vật liệu xây dựng, nội thất như bàn ghế, keo dán, sơn tường, các chất tẩy rửa vệ sinh, khói thuốc lá hay các tia điện tử phát ra từ các thiết bị điện tử mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Vậy nên, trồng cây trong nhà để thanh lọc không khí là giải pháp cực kỳ hữu hiệu, giúp không gian của bạn sạch sẽ và an toàn hơn.
Giúp tăng khả năng sáng tạo
Ngoài công dụng thanh lọc không khí, một số loại cây cảnh nội thất còn có tác dụng giúp tinh thần con người phấn chấn, thoải mái hơn. Những loại cây, hoa có mùi hương dịu nhẹ sẽ góp phần không nhỏ vào việc giúp tâm trạng con người vui vẻ, dễ chịu bởi nó kích thích hệ thống thần kinh, tĩnh tâm hoặc làm phấn chấn tâm trạng, giảm bớt lo âu và căng thẳng.
Các chuyên gia châu Âu đã thực hiện các cuộc nghiên cứu và chỉ ra rằng những người làm việc trong môi trường có cây hoa thì mức độ sáng tạo, chỉ số hạnh phúc và năng suất lao động của họ tăng cao hơn so với những người không làm việc trong môi trường đó. Và các chuyên gia tin rằng trồng cây trong nhà và đặt những chậu cây cảnh mini trên bàn sẽ giúp cải thiện tâm trạng và nâng cao hiệu quả làm việc.
Một tác dụng hiển nhiên của cây cảnh nội thất không cần bàn cãi chính là làm đẹp cho không gian. Chắc chắn không gian trông sẽ bắt mắt và dịu mát hơn khi có cây trang trí nội thất thay vì chỉ đơn điệu và nhàm chán với trang thiết bị hiện đại khắp nơi.
Chọn cây cảnh nội thất như thế nào là thích hợp?
Không phải loại cây nào cũng có thể làm cây nội thất trong nhà. Vì vậy, bạn cần phải lưu ý khi chọn loại cây, vị trí đặt cây và ý nghĩa phong thuỷ của từng loại cây.
- Cây nội thất phải là loại cây ưa sống trong bóng râm, trong điều kiện ít ánh sáng. Không chỉ vậy, bạn còn cần lựa chọn cây có hình dáng và màu sắc đẹp, có nhiều chồi lộc để tăng mức độ thẩm mỹ cho không gian. Cây tươi tốt, màu sắc tươi mới, nhiều chồi lộc mới thể hiện sức sống và trong quan niệm phong thủy sẽ giúp gia tăng sự thịnh vượng, mang lại điều may mắn.
- Cây trang trí nội thất còn cần phải có kích thước phù hợp với không gian mà bạn muốn đặt cây. Kích thước quá to hay quá nhỏ so với không gian đều gây mất thẩm mỹ và phá thế phong thủy của nơi đó, nhất là khi bạn lựa chọn cây cảnh mini để bàn làm việc.
- Các loại cây cảnh nội thất trong nhà, cây nội thất văn phòng thường được bày trí trong nhà riêng, văn phòng làm việc, khách sạn, bệnh viện… Mỗi một không gian sẽ có những loại cây phù hợp riêng về cả ý nghĩa khoa học lẫn ý nghĩa phong thủy.
Gợi ý trang trí cây nội thất trong nhà phù hợp theo từng vị trí
Riêng đối với cây cảnh nội thất trong nhà thì bạn cần lưu ý một số vị trí đặt cây sau đây.
-
- Ở phòng ngủ: nên chọn cây có khả năng nhả nhiều oxy vào ban đêm như cây thuộc họ lô hội hay phong lan, lưỡi hổ. Tuy nhiên, không khuyến khích đặt nhiều cây trong phòng ngủ vì nó phần nào ảnh hưởng đến hô hấp của con người.
- Ở phòng khách và bếp: nên chọn loại cây vừa trang trí cho đẹp vừa có lợi cho sức khỏe như cây cọ cảnh, hoa cúc, phong lan, huệ tây, sen đá, thiết mộc lan, ngũ gia bì.
-
- Ở các lối cầu thang hay bức tường trong nhà hay khoảng giếng trời có thể đặt các loại cây dây leo tạo nét mềm mại như cây khúc thủy, trầu bà…
- Trên bàn học, bàn làm việc, kệ tivi nên để vài chậu sen đá phong thuỷ nhỏ xinh.
Mách bạn những loại cây nội thất đẹp không thể bỏ qua
Có rất nhiều các loại cây nội thất mà bạn có thể lựa chọn trang trí trong nhà tùy vào điều kiện kinh phí, không gian, phong thủy, vị trí… Dưới đây là những cây nội thất thường thích hợp với nhiều không gian từ nhà ở đến văn phòng làm việc mà bạn có thể chọn lựa. Hãy tham khảo và chọn lựa cho mình mẫu cây yêu thích và phù hợp nhé!
1/ Cây lưỡi hổ
Còn được biết đến với tên là cây lưỡi cọp, cây hổ vĩ mép lá vàng, cây lưỡi hổ trưởng thành chỉ cao khoảng 60 – 70 cm. Loài cây có xuất xứ từ Nigeria này không chỉ là một loại cây cảnh trong nhà mà còn được cho là một trong các loại cây hút khí độc, hữu ích trong việc thanh lọc không khí.
Trong quan niệm phong thuỷ của phương Đông, cây lưỡi hổ biểu trưng cho sức mạnh của loài hổ nên có thể xua đuổi tà ma. Cây này có vẻ ngoài cứng cáp nên cũng truyền cho gia chủ sự mạnh mẽ và ngay thẳng đồng thời mang lại may mắn và tài lộc. Đặc biệt, nó thường được làm quà tặng tân gia với ý nghĩa chúc cho chủ nhà may mắn, tài vận thăng hoa.
2/ Cây lan ý
Lan Ý còn có tên là Bạch môn hay Huệ hòa bình. Nó được ưa chuộng làm cây nội thất không chỉ vì vẻ đẹp mà còn bởi khả năng làm cây hút khí độc trong nhà. Lan Ý có thể lọc được một số khí độc hại gây ung thư và các năng lượng bức xạ từ thiết bị điện tử. Bởi vậy, cây thường được đặt trong phòng khách hay văn phòng làm việc.
3/ Cây kim tiền
Loài cây xanh mượt này thường được dùng làm cây nội thất bởi khả năng phát triển tốt trong điều kiện ít ánh sáng, râm mát và không cần nhiều độ ẩm. Kim Tiền trong phong thủy được cho là có thể hút tài lộc về cho gia chủ. Vì vậy, nhiều người ưa chuộng trồng nó trong nhà. Hơn nữa, nó còn là loài cây hút khí độc giúp loại bỏ khí độc và khói bụi.
Tuy nhiên, cây Kim Tiền lại khá nguy hiểm bởi thân và lá của nó có chứa độc tố. Bởi vậy, con người cần tránh tiếp xúc nhiều với cây, đặc biệt là giữ xa tầm với của trẻ nhỏ.
4/ Cây thường xuân
Với ý nghĩa phong thủy là xua đuổi tà khí, giúp vượng dương khí, cây Thường xuân mang đến may mắn và bình an cho gia chủ. Cây thuộc dạng leo, rủ xuống mang lại vẻ uyển chuyển, mềm mại cho ngôi nhà. Cây được ưa chuộng làm cây nội thất, trang trí trong nhà, quán cafe, nhà hàng, khách sạn, công ty…
5/ Cây mẫu tử
Đúng như tên gọi, cây Mẫu tử là biểu tượng cho tình cảm gia đình thiêng liêng. Cây dạng thân cỏ, lá dài cong rủ xuống tựa vòng tay của mẹ ôm lấy đứa con vào lòng. Cây thường được trang trí trong nhà, văn phòng và đặc biệt còn làm món quà tặng mẹ với ý nghĩa cầu chúc hạnh phúc, bình an.
6/ Cây thiết mộc lan
Thiết mộc lan còn gọi là cây phất dụ, có nguồn gốc từ Tây Phi. Nó thuộc dạng thân gỗ, có thể đâm chồi hay nhánh ngay tại những khúc thân bị cắt. Thiết mộc lan không chỉ là cây trang trí nội thất đẹp mà còn giúp lọc sạch không khí khỏi các chất độc hại. Nó còn là cây nội thất phong thủy đón may mắn, tài lộc vào nhà.
7/ Cây sen đá
Loài cây cảnh nhỏ xinh này đã quen thuộc với những ai yêu thích cây cảnh để bàn. Hoa sen đá rất thích hợp để làm cây trang trí nội thất bởi vẻ ngoài xinh xắn lại có ý nghĩa mang lại may mắn cho người trồng. Nó còn có tác dụng trong việc hút các tia bức xạ từ thiết bị điện tử nên thích hợp đặt trên bàn làm việc.
Ngoài ra, hoa đá còn có khả năng giải phóng oxy và buổi tối, hoàn toàn thích hợp dùng để trang trí trong phòng ngủ thêm xinh xắn và tươi mát.
8/ Cây dương xỉ
Dương xỉ thường mọc ngoài tự nhiên nhưng nay đã trở thành một trong những loại cây nội thất được ưa chuộng trong nhà hay văn phòng. Nó còn có thể làm giảm bức xạ từ máy tính, máy in và các thiết bị điện tử khác, thanh lọc không khí và giúp tinh thần con người thoải mái. Dương xỉ thường được trồng trong chậu treo hay bình thủy sinh trưng bày ở ban công, cửa sổ…
9/ Cây cọ cảnh
Cọ cảnh xanh mượt lại dễ trồng, dễ chăm sóc. Chỉ riêng màu xanh của nó khiến ta thư giãn mắt đã là ưu điểm để làm cây cảnh nội thất. Với tán lá tròn xòe, nó biểu thị cho sự viên mãn, niềm vui, may mắn và tài lộc đến với gia chủ. Ngoài ra cọ cảnh còn có tác dụng thanh lọc và điều hòa không khí, loại bỏ đi các chất độc tố trong nhà, nhất là trong khói thuốc.
10/ Cây lô hội
Còn có tên gọi khác là cây nha đam, lô hội có khả năng sống lâu năm và dễ chăm sóc. Lá lô hội dày, mọng và có mép răng cưa. Nó được chị em phụ nữ ưa chuộng bởi hữu ích trong việc làm đẹp hay nấu ăn. Hơn thế nữa, lô hội có khả năng thanh lọc không khí trong nhà, loại bỏ chất khí có hại và giải phóng oxy. Điều này làm nó trở thành cây trang trí nội thất khá được ưa chuộng.
11/ Cây ngũ gia bì
Không chỉ là cây nội thất, Ngũ gia bì còn nằm trong top các loại cây đuổi muỗi. Cây này còn được gọi là cây chân chim hay cây sâm nam. Trong phong thủy nó còn có ý nghĩa tốt đối với sức khỏe con người. Ngoài ra, trong Đông y, Ngũ gia bì còn là vị thuốc chữa đau nhức xương khớp, suy nhược thần kinh…
12/ Cây chuối rẻ quạt
Với ý nghĩa phong thủy là hút tài lộc, phú quý cho người trồng nên Chuối rẻ quạt được dùng làm cây cảnh nội thất. Nó cũng có tác dụng trong việc hút khí độc trong không khí trong nhà. Chuối rẻ quạt thường được trưng bày tại hành lang hay sảnh tòa nhà, văn phòng.
13/ Cây vạn lộc
Cây thường được trưng bày trong phòng khách hay phòng làm việc với ý nghĩa mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ. Vạn lộc tùy loại mà lá có màu sắc khác nhau nhưng đều là màu lạ hơn so với màu xanh bình thường của các cây khác. Vì vậy, trông nó rực rỡ, hút mắt và đầy sức sống.
14/ Cây tùng thơm
Tùng thơm có màu sắc xanh non rất dễ chịu cùng hương thơm dịu dàng sẽ khiến tinh thần con người thư thái, sảng khoái. Hơn nữa, nó còn có tác dụng xua đuổi côn trùng như ruồi, muỗi… Vì vậy, nó thực sự xứng đáng là loại cây nội thất được nhiều người ưa chuộng.
15/ Cây trúc nhật
Cây có tác dụng lọc bỏ khí độc trong nhà giúp không gian thoáng mát, dễ chịu hơn. Tuy nhiên, Trúc nhật có tính âm nên đặt nó ở những vị trí nhiều tính dương để cân bằng lại như: cầu thang, hành lang, sảnh tòa nhà, lối đi trong vườn…