Điểm mặt 15 “anh hùng” cây hút khí độc trong nhà siêu đẹp

Cây cảnh trồng trong nhà không chỉ để làm đẹp không gian hay phù hợp phong thủy mà có nhiều loại cây hút khí độc có tác dụng thanh lọc cho bầu không khí quanh bạn trong lành hơn.

Một sự thật hiển nhiên ai cũng biết rằng hiện nay môi trường đang ngày càng ô nhiễm. Nếu đi ngoài đường sẽ bắt gặp hầu hết mọi người đều dùng đến khẩu trang để hạn chế đi phần nào khói bụi hay khí độc. Tuy nhiên, liệu có phải chỉ ở ngoài đường mới có khí gây hại cho chúng ta hay không? Bạn có bao giờ nghĩ căn phòng bạn đang ở, văn phòng bạn đang làm việc, tưởng như sạch sẽ nhưng vẫn có các loại khí độc và tia gây hại cho con người?

Có thể kể đến một số loại chất độc hại có trong nhà như:

– Formaldehyde (có trong đồ nội thất như ghế sofa, đệm, thảm, đồ nhựa, khói thuốc…) gây ra kích ứng niêm mạc, dị ứng, hen suyễn.

– Benzen (có trong sơn, xà phòng, cao su, khói thuốc…) một chất gây ung thư có thể gây khó thở, bệnh về bạch cầu, hạ huyết áp.

– Trichloroethylene (có trong mực in, chất tẩy rửa…) gây hại cho mắt, gan, thận, kích động thần kinh.

– Amoniac (có trong các bộ phận máy tính, chất tẩy rửa gia đình, khói thuốc…) gây khô rát họng, ho, đau ngực, thanh quản, phổi.

– Bên cạnh đó, còn có các tia gây hại từ sóng wifi, sóng điện thoại hay màn hình thiết bị điện tử…

Dưới đây sẽ là gợi ý cho bạn về các loại thực vật không mấy lạ lẫm nhưng có vai trò vừa là cây cảnh trang trí vừa là cây hút khí độc trong nhà.

1. Lô hội

cây lô hội nha đam kiểng

Lô hội còn có tên gọi khác là nha đam – thứ nguyên liệu rất hữu ích cho làm đẹp đối với phụ nữ. Không chỉ vậy lô hội là loại cây đứng đầu trong top các loại cây hút khí độc trong nhà. Bởi nó hút được các khí như aldehyde formic, cacbonic, cacbondioxit, cacbon monooxit. Hơn nữa, nó dễ trồng, thích hợp để trong nhà, trên bàn làm việc.

Có một dấu hiệu mà bạn nên lưu ý, đó là khi cây lô hội ngả màu vàng hay xuất hiện những đốm nâu nhỏ thì có nghĩa là không khí xung quanh đang có nhiều khí độc.

2. Cây cọ cảnh

Là dạng cây thân cột với lá xanh bóng, xòe to, cọ cảnh thường được trồng trang trí trong không gian sảnh các tòa nhà, văn phòng hay ban công, phòng khách. Nó lọc được các khí như benzen và formaldehyde, trichloroethylene – hóa chất dùng trong giặt khô. Vậy nên những tiệm giặt là, phòng giặt, phòng chứa quần áo thì nên đặt loại cây này nhé!

3. Cây lưỡi hổ

cây lưỡi hổ hút khí độc

Không thể không nhắc tới cây lưỡi hổ khi nói đến các cây hút khí độc. Có thể nói đây là loại cây “lấy độc trị độc” bởi nó có thể gây ngộ độc nếu như bạn ăn phải nhưng lại có công dụng trong thanh lọc không khí.

Lưỡi hổ dễ trồng và chăm sóc nên phù hợp cho những ai ít thời gian chăm cây và đặc biệt là được sử dụng nhiều làm cây cảnh trồng trong văn phòng. Lưỡi hổ lọc được khí formaldehyde – chủ yếu có trong hơi từ các sản phẩm vệ sinh cá nhân nên bạn có thể đặt nó ở gần khu vực nhà tắm.

Ngoài ra, đặt cây lưỡi hổ trong phòng làm việc cũng rất tốt bởi nó hút bớt các tia bức xạ từ máy tính, hạn chế tổn hại đến mắt cũng như da của bạn.

4. Lan Ý

cây lan ý vừa đẹp vừa nhiều công dụng

Còn có tên gọi khác là huệ bình, cây lan Ý là loại cây bạn dễ bắt gặp ở nhiều nơi. Nó có khả năng hút các chất độc hại như benzen, formaldehyde,…trong không khí.

Lan Ý cũng hấp thu các trường năng lượng bức xạ nhân tạo từ thiết bị điện tử như đồng hồ, máy tính, điện thoại, tivi, lò vi sóng… Vì vậy, bạn nên đặt cây này trong phòng khách hay phòng làm việc. Ngoài ra, lan ý cũng là một loại cây thuỷ sinh để bàn đang được ưa chuộng.

Cây này cũng có tác dụng tốt cho những ai bị mất ngủ, mỏi mệt.

5. Ngũ gia bì

Tên dân gian của cây ngũ gia bì là cây chân chim hay cây sâm non. Nó có hai loại là vàng và xanh. Cây này dễ trồng, dễ sống, không cần chăm sóc nhiều vì sức sống của cây rất tốt.

Ngũ gia bì thường được đặt để trang trí nội thất, tiền sảnh hay phòng khách, văn phòng làm việc…

Ngoài việc là cây hút khí độc, ngũ gia bì cũng nằm trong top cây đuổi muỗi và côn trùng gây hại, giúp không gian của bạn không chỉ trong lành mà còn sạch sẽ, ít dấu vết các loài côn trùng.

6. Hoa cúc

hoa cúc lọc không khí hiệu quả

Màu sắc rực rỡ của hoa cũng chắc hẳn đã đủ khiến bạn thấy hào hứng để đặt một chậu trong nhà đúng không? Thế thì hãy làm ngay đi vì không chỉ đẹp mắt mà nó còn loại bỏ các loại khí độc như amoniac, xylene, benzen… trong không khí.

Một lưu ý khi chăm sóc cây hoa cúc là nên đặt chậu cây gần cửa sổ, nơi có nhiều ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, dù đẹp và tốt như vậy nhưng vì đây là cây có hoa nên chỉ có thể chọn nó theo mùa chứ không để quanh năm như các loài cây hút khí độc khác.

7. Cây dương xỉ

cây dương sỉ lọc độc

Dương xỉ còn có tên gọi khác là ngọc dương xỉ hay quyết lá xoăn. Nó có thân mềm, gốc có bẹ ôm thân, lá mọc dạng trái xoan nhọn hai đầu. Cây này dễ thích nghi với mọi môi trường. Nó còn giúp chúng ta thư giãn khi đầu óc căng thẳng.

Khí formaldehyde trong không khí xung quanh thường thoát ra từ những vật dụng sơn tường, sơn bàn ghế gỗ, các chất tẩy rửa, thuốc nhuộm vải… Đặc biệt ở văn phòng làm việc, các loại máy móc như máy tính, máy photocopy, máy in… thải ra nhiều các khí độc như formandehyde, xylen, toluen…độc hại cho đường hô hấp và hệ thần kinh của con người. Dương xỉ có khả năng lọc được các khí này, lọc cho không khí quanh bạn trong lành hơn và tăng cường độ ẩm trong phòng.

8. Hoa sen đá

sen đá hút tia điện tử hiệu quả

Sen đá là loại cây cảnh để bàn được ưa chuộng không chỉ bởi vẻ ngoài bắt mắt mà nó còn là một loại cây hút bức xạ máy tính. Một chậu sen đá trên bàn làm việc sẽ giúp không gian đẹp hơn và đặc biệt ngăn ngừa các tia bức xạ từ máy tính và các thiết bị điện tử khác. Sen đá có nhiều màu sắc, chủng loại khác nhau đồng thời lại là loại cây cảnh dễ chăm sóc nên bạn tha hồ lựa chọn cho mình những giống sen đá bắt mắt để trang trí cho căn phòng của bạn.

9. Cây xương rồng

Xương rồng cũng là loại cây cảnh mini khá phổ biến như người bạn https://sendalongphung.com/xuong-rong-va-cay-mong-nuoc-khac/ là sen đá. Loại cây gai góc này được nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp lạ lùng và sức sống mãnh liệt của nó. Nó dễ sinh trưởng trong môi trường khắc nghiệt và không cần chăm sóc kỹ lưỡng. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rằng nó còn có tác dụng hấp thu bức xạ từ máy tính, là cây hút sóng điện thoại và các thiết bị điện tử gây hại cho con người.

Đặt cây xương rồng kiểng trong phòng làm việc là lựa chọn của nhiều người. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý về yếu tố phong thủy vì có nhiều nguồn cho rằng để cây xương rồng trong nhà đem lại những điều không may mắn cho gia chủ.

10. Thiết mộc lan

cây thiết mộc lan giúp hút khí độc trong nhà

Nằm trong số những câu hút khí độc trong nhà, thiết mộc lan có khả năng hút khí toluen, CO giúp cho không khí trong nhà sạch hơn.

Thiết mộc lan là loài có lá cây mọc dài hình hoa thị bóng bẩy, viền xanh non, kế cạnh là sọc xanh sẫm và ngả vàng ở giữa lá.

Cây thường được đặt trong phòng khách, hội trường để trang trí và giúp không khí thông thoáng hơn.

11. Cây Vạn Niên

cây vạn niên thanh

Vạn Niên hay còn gọi là vạn niên thanh leo là một trong những loại cây hút khí độc dễ trồng và chăm sóc. Cây này có thể lọc cực tốt các khí độc như benzen và formaldehyde. Đặc biệt, vạn niên không cần nhiều ánh sáng, vẫn sinh trưởng tốt trong bóng râm nên thích hợp đặt trong văn phòng, trong phòng khách hay sảnh tòa nhà.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý vạn niên là cây hút khí độc nhưng cũng là cây có độc. Vì vậy, cây cần được giữ xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong nhà.

12. Cây trầu bà

cây trầu bà vua hút khí độc

Trầu bà có tên gọi khác là cây sắn dây Hoàng Kim hay Thạch Cam Tử. Loài cây thân cỏ này có tuổi thọ cao và xanh tốt quanh năm. Thoạt nhìn, bạn sẽ thấy nó có lá giống với lá trầu không mà người ta hay ăn trầu, thân dây leo và thường được trồng trong giỏ treo.

Cây thường được trồng để trang trí tại nhà, các sảnh tòa nhà, văn phòng, khách sạn với ý nghĩa may mắn. Không chỉ có thế, trầu bà còn là cây hút khí độc với khả năng lọc chất độc từ khí thải của khói thuốc, xăng dầu, tia bức xạ từ thiết bị điện tử…

Nó được coi là “nhà vô địch” trong số những cây hút khí độc trong nhà.

13. Cây phất dụ

cây phất dụ vừa lọc độc vừa mang ý nghĩa may mắn tài lộc

Phất dụ trước nay được xem là loại cây cảnh mang lại may mắn, tài lộc cho người trồng. Nhưng bên cạnh đó, nó còn có tác dụng lọc khí độc trong môi trường ô nhiễm rất hiệu quả. Một số chất tồn tại nhiều trong sơn mài, sơn dầu và sơn chống thấm như Trichloroethylene, xyelen, formaldehyde,… Vì vậy, cây phất dụ nên được đặt trong phòng mới sơn sửa hay trong các phòng vẽ tranh.

Đặc điểm của cây là dễ sống, thích nghi mọi môi trường và đặc biệt có thể sống tốt trong môi trường thiếu sáng nên thích hợp đặt trong văn phòng, công ty.

14. Cây thường xuân

cây thường xuân

Thường xuân không chỉ có cái tên đẹp mà còn có tác dụng cải thiện bệnh dị ứng hay hen suyễn. Bởi lẽ, cây này thích hợp cho những ai căng thẳng, mất ngủ…

Trồng một giỏ thường xuân treo hiên nhà, trong phòng khách hay phòng làm việc là ý tưởng hay ho cho căn phòng của bạn trong lành hơn.

15. Cây mẫu tử

cây mẫu tử hấp thụ các chất độc hại gây ung thư

Nằm cuối danh sách những cây hút khí độc trong nhà là mẫu tử. Đặc trưng của cây mẫu tử là khả năng hấp thụ các chất độc hại gây ung thư đang ẩn nấp khắp nơi trong văn phòng làm việc. Không khí xung quanh sẽ trở nên trong lành và mát mẻ hơn.

Mẫu tử ưa độ ẩm, cây ít chịu được nắng. Chỉ cần nhớ một vài mẹo nhỏ chăm sóc cây cảnh là bạn đã có thể chăm sóc rất tốt cho cây mẫu tử của mình.

Cây xanh là lá phổi của Trái Đất. Vậy thì cây cảnh cũng là một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống. Không những có tác dụng thanh lọc không khí­ – chức năng vốn có của nó mà còn mang tính thẩm mỹ, khiến không gian xung quanh ta trở nên tươi đẹp và đầy màu sắc. Đọc xong bài viết này, bạn sẽ lựa chọn cho mình một chậu cây hút khí độc ngay cho ngôi nhà hay nơi làm việc của bạn chứ?

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *